Tháp nước Phan Thiết được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

06/05/2019 1419 lượt xem
Trang chủ Tin thị trường
 

Tháp nước Phan Thiết, biểu tượng của tình hữu nghị Việt - Lào

Hai nước Việt Nam – Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962 và ký kết Hiệp ước hữu nghị và Hợp tác vào ngày 18/7/1977. Đây là những sự kiện lịch sử trọng đại, dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc Việt - Lào. Ở Phan Thiết, có một biểu tượng còn lâu hơn tình hữu nghị 55 năm ấy, minh chứng cho sự trường tồn của tình bạn, tình đoàn kết của 2 đất nước, đó là Tháp nước Phan Thiết.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng (bìa trái) tiếp đoàn của Bộ Thông tin, Văn hóa & Du lịch và Hội Nhà báo Lào.

Nhắc đến Phan Thiết, ngoài việc nghỉ dưỡng ở “thiên đường” biển Hàm Tiến – Mũi Né, du khách còn tận hưởng vị thơm mặn ngọt của nước mắm cá cơm, chiêm ngưỡng những bãi cát đỏ, vàng, trắng đẹp diệu kỳ qua từng khung giờ… và Tháp nước Phan Thiết.

Nằm bên dòng sông Cà Ty thơ mộng, Tháp nước Phan Thiết (Château d’eau) là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo do kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh Nha Trang, người Lào thiết kế. Ông là Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào.

Tháp có chiều cao từ nền lên đỉnh là 32m, chia thành 2 phần. Phần lầu đài (bồn nước) hình bát giác, cao 5m, đường kính 9m. Phần dưới của tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m. Nóc của lầu đài có 3 tầng mái che hình bát giác lợp bằng ngói móc. Tháp do nhà thầu Ưng Du thi công từ năm 1928 đến 1934 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước cho toàn vùng đô thị Phan Thiết. Tháp nước đến nay vẫn sừng sững như tòa “pháo đài” kiên cố.

Tháp nước Phan Thiết, biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Lào.

Tháp nước Phan Thiết còn độc đáo hơn bởi dòng chữ “U.E.PT” (viết tắt chữ “Unise Des Eaux de Phan Thiet” - Nhà máy nước Phan Thiết) bao quanh tháp, được ghép bằng những mảnh chén sứ kiểu theo lối viết chữ hình tròn, nhìn từ xa luôn lấp lánh trong ánh nắng miền biển.

Với tuổi đời 83 năm, Tháp nước Phan Thiết vẫn hiên ngang, lịch lãm đứng bên bờ sông Cà Ty, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử nơi này. Tháp nước ngày nay đã không còn tích nước nữa, giờ nó trở thành một điểm tham quan du lịch của Phan Thiết.

Để tận dụng diện tích xung quanh của tháp và cảnh quan dọc bờ sông, nhiều dự án bảo vệ, bảo tồn, trùng tu Tháp nước Phan Thiết đã được thực hiện. Ngót hơn 83 tuổi đời, đây là biểu tượng bất khuất của người dân Phan Thiết nói riêng, Thuận Hải – Bình Thuận nói chung và là dấu tích ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Lào tại Việt Nam, thể hiện mối thâm tình, bang giao, hữu nghị đặc biệt, thủy chung, son sắt một lòng của nhân dân 2 nước “tựa lưng dãy Trường Sơn, uống chung dòng Mê Kông”.

Trong chuyến thăm và làm việc ngày 19/10/2016, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch, Chủ tịch Hội Nhà báo Lào Savankhone Razmountry đã rất ấn tượng về những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Bình Thuận. Đặc biệt ông đánh giá cao việc Bình Thuận đã và đang duy trì các công trình mang tính biểu tượng của địa phương, trong đó Tháp nước Phan Thiết là một ví dụ điển hình. “Đây không chỉ đơn giản là biểu tượng của Bình Thuận, nó còn là dấu ấn kiến trức đặc trưng được người Lào, do chính Hoàng thân Souphanouvong đặt bút vẽ. Công trình biểu hiện cho nét đặc trưng, dáng hình vút cao, vững vàng như con người Bình Thuận, vốn chịu nhiều khó khăn về khí hậu, thổ nhưỡng, nhưng lại chịu thương, chịu khó trong làm ăn, vui vẻ, hiền hòa, thẳng thắn trong đời sống văn hóa”. Thứ trưởng Savankhone Razmountry phát biểu cảm nhận; và ông cũng cam kết sẽ tăng cường  việc tuyên truyền thông tin, quảng bá, giới thiệu hình ảnh của Bình Thuận đến với cộng đồng các bộ tộc Lào, từ đó thúc đẩy các hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch giữa hai nước anh em Lào – Việt Nam.

Hiện ngành du lịch Bình Thuận đưa tháp nước vào danh mục giới thiệu rộng rãi về một công trình hữu nghị độc đáo, thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt - Lào anh em. Tuy nhiên, để phát huy hết các lợi ích của công trình, ngành và TP. Phan Thiết cần nghiên cứu thêm các phương án đảm bảo môi trường vệ sinh, xây dựng các khu triển lãm, nhà trưng bày, bảo tàng nhỏ, trưng bày các hiện vật, tư liệu, hình ảnh của quá trình xây dựng tháp… nhằm giới thiệu cho du khách về Tháp nước Phan Thiết.

Sáng 26/2/2019, tại Công viên Tháp nước Phan Thiết, UBND thành phố Phan Thiết đã đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa Tháp nước Phan Thiết cấp tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Võ Văn Thông đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa Tháp nước cấp tỉnh.

Tháp nước được xây dựng năm 1928 và hoàn thành năm 1934 do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông của Lào thiết kế. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, ngoài chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nội thành trước đây, Tháp nước trở thành hình ảnh, biểu tượng in sâu vào tâm thức của bao thế hệ người dân và là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Dù trải qua hơn 80 năm với nhiều thăng trầm của thời gian nhưng Tháp nước vẫn sừng sững uy nghi giữa lòng thành phố.

Được biết, diện tích khoanh vùng khu vực bảo vệ Tháp nước hơn 7.400m2. Hiện bề mặt bên ngoài đã được sơn lại theo đúng với thiết kế ban đầu và trong thời gian tới tiếp tục tôn tạo những hạng mục tiếp theo.

 

Bài viết cùng chuyên mục
  • 4 kiểu nhà đầu tư bất động sản

    Ông Đoàn Quốc Duyệt, Giám đốc Công ty Tín Thành vừa chia sẻ khảo sát về cách thức các nhà đầu tư bất động sản gia nhập thị trường địa ốc và chỉ ra nhóm nhà đầu tư khởi động cho cơn sốt đất chu kỳ 2016-2020.
  • Hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô nghìn tỷ đổ vào Bình Thuận

    Thời gian gần đây, Bình Thuận nổi lên là điểm đến mới của hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng quy mô lớn, nhất là khu vực trải dọc bãi biển Phan Thiết và Mũi Né.
  • 4 kiểu giao dịch bất động sản dễ khiến nhà đầu tư trắng tay

    Một số kiểu giao dịch bất động sản chứa đựng nhiều rủi ro là mua nhà đất chưa xong pháp lý hoặc tham gia huy động vốn theo mô hình đa cấp. Đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư, 4 kiểu giao dịch bất động sản chứa nhiều rủi ro đang khá phổ biến trên thị trường.
  • Xuất hiện dự án “ma” của Tập đoàn địa ốc Alibaba tại Bình Thuận

    Những ngày qua, trên mạng rao bán rầm rộ dự án “Alibaba Thắng Hải Newtimes City” của Tập đoàn địa ốc Alibaba tại huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Nội dung quảng cáo tâng bốc dự án này như là "một đất nước Singapore thu nhỏ" với tổng diện tích 35 ha, quy mô hơn 1.800 nền thổ cư, có giá bán khoảng 1,9 triệu đồng/m2. Khi tiếp nhận thông tin này, lãnh đạo xã Thắng Hải cảm thấy rất đáng ngờ vì trên địa bàn không có dự án nào mang tên Alibaba, thậm chí cũng không có bất kỳ dự án phân lô bán nền nào đã đăng ký xây dựng tại Thắng Hải. Lần theo một số thông tin trong nội dung quảng cáo, UBND xã xác định đây là khu đất nông nghiệp trồng keo lá tràm do một người địa phương sở hữu, hiện đã chuyển nhượng cho một cá nhân khác.
  • 8 Cảnh Đẹp Khiến Nhiều Du Khách Mê Mẩn Bình Thuận

    8 Cảnh Đẹp Khiến Nhiều Du Khách Mê Mẩn Bình Thuận Đảo Phú Quý, mũi Kê Gà hay Bàu Trắng, núi Tà Cú là những điểm bạn nhất định phải check-in khi đến Bình Thuận.
  • Hợp đồng đặt cọc là gì? Cần lưu ý những gì khi ký hợp đồng đặt cọc?

    Đặt cọc là một trong những phương thức được thực hiện đầu tiên trong các giao dịch kinh tế. Đặc biệt là giao dịch bất động sản. Hợp đồng đặt cọc thường được sử dụng trong các giao dịch bất động sản vì có tính pháp lý cao, đây được xem là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra nếu vấn đề mua bán gặp trục trặc.
  • Thủ tục mua bán nhà đất đúng nhất năm 2019

    Bạn đang cần thực hiện một hợp đồng mua bán nhà đất nhưng cảm thấy khá rắc rối và phức tạp khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Những thủ tục mua bán nhà đất rườm rà khiến bạn tốn nhiều công sức. Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp cho thủ tục mua bán nhà đất của bạn trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Top