Sau 1 thời gian dài “ngủ đông”, thủ phủ resort Mũi Né – Phan Thiết đã bừng tỉnh giấc nhờ sự phát triển mạnh hệ thống hạ tầng cùng tiềm năng du lịch, thu hút nhiều đại gia địa ốc đầu tư vào đây.
“Thủ đô resort” ngủ quên
Khoảng 3 năm trở lại đây, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng bùng nổ ở hầu hết các thành phố biển như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng với dòng vốn đầu tư lên tới hàng tỷ USD từ những “ông lớn” địa ốc. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại những nơi này phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Tuy nhiên, Mũi Né – Phan Thiết lại không nằm trong làn sóng đó, dù nơi đây từng được xem là “thủ đô resort” Việt Nam. Bình Thuận được thiên nhiên ưu đãi với đường bờ biển dài 192km với khí hậu ôn hòa, số ngày nắng nhiều, văn hóa giàu bản sắc. Với những lợi thế đó, Bình Thuận xác định du lịch là một trong những ngành mũi nhọn mang tính đột phá của địa phương. Bằng việc khai thác các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Thế nhưng, tốc độ tăng trưởng vẫn còn thấp hơn nhiều so với cả nước.
Theo Sở du lịch Bình Thuận, trong nửa đầu năm 2018, Bình Thuận đón khoảng 2,6 triệu lượt khách (tăng 11.64% so với cùng kỳ năm 2017), khách quốc tế đạt gần 335 nghìn lượt, tăng 13.91% so với cùng kỳ, khách du lịch nội địa khoảng 2,8 triệu lượt khách, tăng 11.3% so với cùng kỳ. Trong khi tốc độ tăng trưởng khách quốc tế cả nước trung bình là 29%.
Bất động sản nghỉ dưỡng “chuyển mình”
Trong một hội thảo về “thị trường bất động sản nghỉ dưỡng” tổ chức tại TP.HCM mới đây, nhiều chuyên gia nhận định thời gian tới những thị trường BĐS nghỉ dưỡng mới nổi sẽ là tâm điểm của thị trường, trong đó có Phan Thiết – Mũi Né.
Bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng khu vực phát triển BĐS nghỉ dưỡng từ rất sớm, nhưng bị rơi vào tình trạng “ngủ đông” do kết nối hạ tầng hạn chế. Những thông tin lạc quan về cơ sở hạ tầng giúp thị trường BĐS Phan Thiết bắt đầu sôi động, lấy lại vị trí “thủ đô resort” của Việt Nam.
Bình Thuận có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hệ thống giao thông đồng bộ với tuyến giao thông dọc bờ biển kết nối Phan Thiết với các trung tâm du lịch đã được đầu tư hoàn chỉnh. Tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết chỉ còn 1.5 giờ, dự án đường cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết dài 113 km dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Ngoài các tuyến cao tốc, dự án sân bay Phan Thiết dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2021-2022 thu hút lượng du khách trong nước và quốc tế.
Bình Thuận với tiềm năng khai thác còn rất lớn với quỹ đất nền chưa được sử dụng hơn 8.000 ha là cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp BĐS. Bên cạnh đó thị trường BĐS nghỉ dưỡng Bình Thuận sở hữu mức giá thực và an toàn, chỉ bằng 20% mức giá hiện hữu của Phú Quốc hay Nha Trang, Đà Nẵng…
Nắm bắt cơ hội, nhiều chủ đầu tư lớn đã mạnh tay phát triển nhiều dự án tiềm năng tại Mũi Né, Bình Thuận, trong đó có Tập đoàn Apec với dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Đây là dự án condotel biển tiên phong tại Phan Thiết Bình Thuận. Apec Mandala Wyndham Mũi Né được giới đầu tư đánh giá là dự án tiềm năng cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng hạng sang ven biển Mũi Né.
Điều này là cú hích cho du lịch và BĐS nghỉ dưỡng Phan Thiết cất cánh. Đây cũng là cơ hội, lý do khiến BĐS nghỉ dưỡng Mũi Né – Phan Thiết bừng tỉnh giấc, bắt đầu bước vào một giai đoạn mới